Một số kỹ thuật xây dựng nhà ở đối với tường gạch bạn cần biết

Facebook
Pinterest

Dù không phải dân chuyên ngành nhưng chắc có lẽ ai cũng điều biết bộ phận chịu lực chính của một ngôi nhà là khung bê tông cốt thép. Nhưng không vì như thế mà chúng ta xem nhẹ những bức tường. Vì những bức tường ảnh hưởng đến sự vững chắc của ngôi nhà và quan trọng là quá trình chống thấm, nứt tường. Mặc dù không trực tiếp xây tường như bạn cũng nên biết một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật xây dựng nhà ở để có thể giám sát trong quá trình thực hiện đảm bảo công trình đạt chất lượng kỹ thuật.

Một số kỹ thuật xây dựng nhà ở cần biết

– Trước khi xây tường nên nhúng hoặc tưới nước vào gạch để gạch no nước, không hút nước của vữa. Sau khi xây tường xong thì không quên phun thêm nước lần nữa để đảm bảo cho tường ẩm ướt, không bị rạn nứt.

kỹ thuật xây dựng nhà ở

– Trước lúc tiến hành việc trộn bê tông cần phải rửa sạch đá, sỏi. Sau khi đã đổ xong bê tông thì phải luôn tưới nước thường xuyên tránh cho việc bê tông khô quá nhanh dễ gây nứt xé.

– Màu sơn tường nên chọn màu tươi mát, dễ chịu. Để phù hợp với thời tiết ở nước ta tránh bị bong rộp nên chọn loại sơn gốc nước thay vì sơn gốc dầu.

– Trước lúc sơn màu chính cho hàng rào cần sơn một lớp chống rỉ.

– Nhà mới sơn xong thông thường hay có mùi khó chịu. Bạn có thể khử mùi sơn bằng cách thái củ hành tây để ở trong nhà. Hoặc bạn cũng có thể pha nhiều thau nước muối đặc và cứ khoảng 10m2 thì đặt 1 thau. Sau vài ngày mùi sơn sẽ biến mất.

Kỹ thuật xây dựng nhà ở đối với tường gạch

Trước khi tiến hành xây bất kỳ công trình nhà ở nào thì gạch phải luôn được nhúng hoặc tưới nước, để tránh cho việc gạch không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không vì thế mà bạn ngâm hay tưới nước quá lâu. Cần chọn đúng loại gạch và ưu tiên đúng kích thước theo yêu cầu. Để kiểm tra gạch có đạt chuẩn hay không bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách đập vỡ gạch để quan sát xem mặt cắt của viên gạch có bị lỗ, có dính các tạp chất hay không.

Xem thêm:  Những thông tin xoay quanh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Đánh dấu điểm mốc, sau đó thực hiện trải vữa với lớp bên dưới dày từ 15mm đếm 20mm, miết mạch đứng với độ dày từ 5mm đến 10mm.

Trải vữa liên tiếp để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì bạn dừng lại để chờ lắp lanh tô vào. Sau đó xây tiếp phần tường ở phía trên lanh tô.

Các viên gạch lớp trên,và lớp dưới phải lệch nhau tối thiểu 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.

kỹ thuật xây dựng nhà ở

Trong trường hợp các phần đang xây dở ở các kích thước của gạch bạn nên cắt gạch cho tương thích với kích thước của khối xây.

Xây tường theo trình tự từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên và tường chính xây trước rồi đến tường phụ.

Nếu tường gạch khô thì bạn phải tưới thêm nước để đảm bảo rằng gạch sẽ không hút nước của vữa để tạo liên kết tốt khi xây dựng.

Bề mặt tiếp xúc với khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp xúc đó như dầm, cột.

Để cho tường sao khi xây xong thẳng và phẳng thì trong quá trình xây tường bạn cần phải cho thợ phải giăng dây và thường xuyên thả quả dọi.

Mạch vữa đứng thì không nên để quá 1,5cm, còn nằm ngang thì không nên để dày hơn 2cm, các mạch này phải đầy vữa tránh không để rỗng, thiếu. Phải kiểm soát và điều chỉnh tăng vữa khi cần nếu thấy tường không phẳng.

Lưu ý ở những vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh cùng theo đó các lỗ trống phải miết vữa cho thật kĩ nhằm tránh sự cố nứt nẻ ở mép tiếp giáp của da đà với tường.

Ở vị trí tiếp giáp giữa bề mặt bên trên của đà và tường nên chú ý xử lý bằng một lớp hồ dầu có độ dày vào khoảng 1cm và để chống nứt nẻ nên xây khoảng 3 hàng gạch đinh.

Xem thêm:  Bạn đã biết dung trọng của đất là gì chưa? Sử dụng dung trọng của đất để làm gì?

kỹ thuật xây dựng nhà ở

Trong quá trình xây thì cần chú ý những lỗ hổng trên tường để về sau còn lắp cửa, lam gió, đường điện, ống nước… 

Sau khi xây tường nếu gạch gặp trời mưa cần che chắn lại ngay. Còn nếu gặp trời nắng thì nên tưới nước thường xuyên. Tường đang xây dang dở thì không nên để mạch răng cưa mà nên để mạch giật cấp theo ta-luy để xây tiếp vào hôm sau.

Nếu xây tường đơn thì gạch một nên để dày khoảng 10cm. Xây tường đôi thì nên để dày khoảng 20cm còn nếu xây tường ba thì nên để dày khoảng 30cm. Ở tường ba vị trí các gạch nằm ngang phải đảo nhau để có sự liên kết cho tốt.

Những lưu ý trong quá trình sửa chữa nhà ở

Trước hết, hãy di chuyển, tháo bỏ toàn bộ đạc trong nhà từ bàn ghế, tủ, tranh… chỉ nên để lại nguyên khung nhà. Lúc này bạn sẽ dễ dàng nhìn rõ và cụ thể về cấu trúc không gian và có những ý tưởng hợp lý hơn với cấu trúc của ngôi nhà.

Đôi khi trong một phòng sẽ có ít nhất một điểm nào đó bất hợp lý mà không thể sửa thay đổi hay thay thế. Ví dụ như một cái cửa sổ có tỷ lệ và chi tiết không đẹp mắt. Bạn hãy thử bằng cách sơn lại tường, cửa hay trần nhà sao cho cùng tông màu, và hướng sự tập trung vào những điểm khác của căn phòng. Hoặc nếu như cửa sổ của phòng bị thấp hoặc hẹp, bạn có thể suy nghĩ treo một màn cửa rộng ra để tạo sự cân bằng cho căn phòng.

Chú ý vào từng chi tiết nhỏ để làm nổi phong cách của không gian. Có thể bố trí một chiếc đèn ngủ kiểu dáng ấn tượng và đặt đúng chỗ sẽ làm cho căn phòng trở nên tươi mới hơn đấy.

Bạn đừng lo các khoảng không gian trống. Sau khi bạn tiến hành sửa chữa xong, bạn có thể còn đem bỏ một số ít đồ đạc không cần thiết nữa đó. Lúc đó căn phòng của bạn khi nhìn xung quanh  sẽ vừa thoáng, vừa tạo cảm giác thoải mái.

Lời kết

Bài viết bên trên phần nào cho bạn ít nhiều kiến thức về kỹ thuật xây dựng nhà ở. Bạn hãy dành chút thời gian và công sức để nghiên cứu thêm về một chút kỹ thuật xây dựng để có được ngôi nhà ưng ý nhé!