Cách để có mẫu mặt bằng trần đèn siêu ưng ý

Facebook
Pinterest

Trần đèn là phụ kiện không thể bỏ qua khi lắp đặt hệ thống điện nước cho toàn bộ căn nhà. Vượt xa mục đích chiếu sáng, trần đèn còn tôn lên vẻ đẹp của phòng cũng như thể hiện mắt thẩm mỹ của chủ nhân. Cùng đi tìm mẫu mặt bằng trần đèn ưng mắt mình nhất nhé!

Tiêu chuẩn mặt bằng trần đèn đẹp

Chiều cao phòng

Mặt bằng trần đèn đẹp điều đầu tiên quyết định có lẽ là chiều cao của phòng hợp lý. Theo gợi ý từ các kỹ sư lành nghề, chiều cao khuyến nghị chia làm 3 mức: thấp là 2,7-2,8m; trung bình là 3-3,5m còn cao sẽ khoảng 3,6-3,8m. Chiều cao phòng còn phụ thuộc vào các yếu tố như chiều rộng phòng, phong cách thiết kế chung của tổng thể ngôi nhà, tính toán đến sự tiết kiệm năng lượng…

mặt bằng trần đèn
Bản vẽ mặt bằng trần phòng khách

Chất liệu làm mặt bằng trần đèn

Việc lựa chọn chất liệu làm mặt bằng trần đèn khá đa dạng, phụ thuộc chính vào sở thích của chủ nhà và kinh phí làm trần. Có một số loại như:

  • Trần thạch cao: xu hướng mới của thiết kế mặt bằng trần đèn. Ưu điểm của trần thạch cao chính là đẹp – sang – sạch. Tuy nhiên trong thi công cần chọn thợ có tay nghề cao để đạt được chất lượng cao nhất. 
  • Trần nhựa: một sự lựa chọn cho kinh phí thi công thấp. Tính cách nhiệt không tốt bằng trần thạch cao, nhưng vẫn mang một vẻ đẹp riêng, đa dạng màu sắc, dễ dàng lắp đặt, cắt góc, cắt chỗ đặt đèn, treo quạt.
  • Trần gỗ: thích hợp với các chủ nhà đam mê nội thất bằng gỗ, mang đến phong cách đồng nhất cho cả căn phòng. Không khí trong phòng sẽ luôn mát mẻ, sạch sẽ. Có một đặc điểm là trần bằng gỗ sẽ làm cho phòng bị tối, nên hệ thống trần đèn phải mang đến
  • Trần đá: loại trần này thì sạch sẽ, có độ bóng đẹp, bền cùng thời gian. Nếu sử dụng các loại đá có vân sẽ mang đến cho căn phòng một vẻ đẹp cá tính riêng. Lưu ý nhỏ là phòng ốp trần đá và đá ở tường thường có nhiệt độ thấp hơn so với bình thường nên chọn màu ánh sáng đèn trần có tính ấm, tạo sự thoải mái cho người ở trong.
Xem thêm:  Tìm hiểu hệ số đầm chặt của cát là gì? Tiêu chuẩn lấp nền cát trong xây dựng?

Mật độ trần đèn:

Mật độ trần đèn là yếu tố quyết định độ sáng trong phòng, vì vậy nó sẽ thay đổi theo từng phòng. Nếu bạn không phải dân chuyên về xây dựng, chúng tôi khuyên bạn nên thuê kỹ sư để tính toán cho mình con số thích hợp nhất. Công thức có thể dựa trên theo:

  • Số lượng đèn = chiều rộng hoặc chiều dài trần/khoảng cách giữa 2 đèn
  • Khoảng cách giữa 2 đèn thì phụ thuộc vào công suất đèn, chất liệu trần
  • Khoảng cách từ đèn đến tường = ½ khoảng cách giữa 2 đèn

Một ví dụ về khoảng cách giữa các đèn trần

Gợi ý một số loại đèn hợp cho mặt bằng trần đèn

Đèn treo trần

Đây là loại đèn phổ biến và có thể phù hợp với các loại trần nào, được chia thành các dòng như:

  • Đèn chùm treo trần: chiếc đèn cực đẹp không chỉ phục vụ cho mục đích chiếu sáng mà còn trang hoàng nhà cửa, nâng tầm đẳng cấp cho cả căn phòng.
  • Đèn thả treo trần: gần giống đèn treo nhưng đèn thả hợp với phong cách tối giản hơn, cho bạn một không gian sống lãng mạn với các vệt sáng phản chiếu ánh trên tường
  • Đèn ốp trần: một dạng đèn không có khung treo mà ốp trực tiếp vào mặt bằng trần. Hợp với phòng có chiều cao thấp vì không chiếm quá nhiều không gian theo chiều dọc, mà vẫn đem đến ánh sáng lung linh, huyền ảo cho cả căn phòng
  • Đèn quạt trần: loại đèn mới xuất hiện trên thị trường nhưng đáp ứng cả 2 tiêu chí là làm mát và chiếu sáng, dành riêng cho chủ nhà thích theo phong cách hoài cổ, lãng mạn.
Xem thêm:  Những thông tin cơ bản về tổ hợp tải trọng nhà cao tầng
mặt bằng trần đèn
Đèn quạt trần – một xu thế mới của đèn treo

Đèn led:

  • Đèn led âm trần: đèn led lắp đặt ẩn trong các lỗ khoét của trần thạch cao. Vẫn đảm bảo tiêu chí chiếu sáng mà lại không gây ánh sáng chói mắt, khó chịu cho người dùng, tiết kiệm nguồn điện sử dụng.
  • Đèn led ốp trần: công suất tương tự đèn led âm trần, tuy nhiên việc lắp đặt sẽ lộ thiên ra phía ngoài, để có độ rọi sáng tốt hơn, đủ ánh sáng cho những căn phòng cần sử dụng nhiều, hoặc nguồn ánh sáng tự nhiên chưa đủ.
  • Đèn led hắt sáng: áp dụng với trần có phân tầng, đặt trong các khe hẹp để tạo hiệu ứng ánh sáng, mang tính thẩm mỹ cao, hoặc phối hợp cùng với các loại đèn khác để tăng cường độ sáng. Do vị trí đặt trong các khe hẹp nên kích thước đèn led hắt sáng thường nhỏ, dạng đèn dây hoặc đèn tuýp

Lưu ý khi lắp đặt mặt bằng trần đèn

  • Nếu muốn tăng cảm giác cho phòng có diện tích chưa lớn thì nên tận dụng việc đặt đèn đồng đều trên trần, sử dụng thêm các loại đèn công suất nhỏ 5-7W để tạo độ hắt sáng, có các vệt sáng trên tường.
  • Còn áp dụng công thức đèn với độ sáng mạnh – yếu khác nhau để mang đến cảm giác thoải mái, relax cho các phòng như phòng ngủ
  • Kết hợp thêm các đèn ở góc tường hoặc đèn nhỏ soi các đồ trang trí như tranh, ảnh, gương treo tường để tạo điểm nhấn cho căn phòng
  • Vấn đề an toàn điện luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy đi dây chìm nhưng vẫn phải có ký hiệu để lúc hỏng hóc dễ dàng sửa chữa.
  • Dựa vào màu của nội thất để đưa ra màu ánh sáng tối ưu, nội thất tối thì cần ánh sáng mạnh và ngược lại
mặt bằng trần đèn
Sử dụng các loại đèn thay đổi màu sắc sẽ phù hợp với bất cứ căn phòng nào

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp qua bài viết, bạn sẽ biết cách làm thế nào để có mặt bằng trần đèn theo ý mình. Chúc các bạn có một căn nhà đẹp và luôn đủ ánh sáng từ hệ thống đèn lắp trần!