Tìm hiểu về tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm như thế nào?

Facebook
Pinterest

Cầu thang thoát hiểm là một phần quan trọng cần có trong các bản thiết kế tòa nhà cao tầng. Chính vì vậy, tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người.

Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cụ thể hóa các thông tin liên quan đến thang thoát hiểm như khái niệm và các tiêu chuẩn khi thi công.Tin chắc rằng bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn về thang thoát hiểm

Thang thoát hiểm là gì?

Thang thoát hiểm được biết đến như là một công trình xây phía trong hoặc là bên cạnh các dự án cao tầng như chung cư, khách sạn, nhà nghỉ… Thang thoát hiểm được thiết kế nhằm mục đích chính là di chuyển thoát ra bên ngoài trong những những trường hợp khẩn cấp.

Hiện nay có 2 dạng thang thoát hiểm đó là thang cầu đi bộ và thang dây. Tuy nhiên, thang dây rất ít được sử dụng và chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt về không gian sử dụng. Thang thoát hiểm theo lối đi bộ được sử dụng phổ biến và chiếm đa số nhất. Do đó, bài hôm nay chúng tôi tập trung chủ yếu vào thang thoát hiểm sử dụng thang bộ.

Thông thường, thang thoát hiểm sẽ được đặt ở các vị trí gần với thang mày và có các ký hiệu dễ nhận biết. Hoặc trong một số thiết kế công trình khác, nó sẽ được đặt ở phía ngoài cạnh tòa nhà.

Xem thêm:  Review top 5 khách sạn Nghệ An tốt, chất lượng nhất

tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Ở các tòa cao tầng luôn tiềm ẩn các nguy cơ vệ hỏa hoạn, cháy nổ. Trong trường hợp đó thì thang máy sẽ bị ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn. Như vậy, cầu thang thoát hiểm là một công trình cần có để giúp cho con người thoát khỏi tòa nhà một cách an toàn hơn.

Tuy nhiên, để có thể đạt được các mức an toàn cao nhất trong trường hợp có nhiều người cùng lúc sử dụng, khi thiết kế và thi công thang thoát hiểm cần tuần thủ một số tiêu chuẩn nhất định. Ở phần sau chúng tôi sẽ nêu rõ hơn về tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm.

Các tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Mỗi tòa nhà cao tầng có 2 lối thoát hiểm

Mỗi tòa nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát hiểm để đảm bảo đủ cho sử dụng trong những lúc gặp sự cố. Trong đó, 1 lối cho các nhân viên cứu hộ có thể kịp thời xâm nhập và 1 lối cho người dân ở trong tòa nhà thoát ra ngoài.

Trong tòa nhà có diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2, cầu thang thoát hiểm phải nằm ở 1 phía thống nhất. Phía còn lại sẽ là ban công với thang thoát nạn bên ngoài.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho lối thoát hiểm

Thang thoát hiểm ở các tòa nhà cao tầng sẽ dẫn từ các phòng ở tầng 1 ra bên ngoài hoặc đi qua sảnh chính để ra ngoài.

Trong tòa nhà cao tầng cần thiết kế vị trí thang thoát nạn phù hợp để khi đi ra từ bất kỳ tầng nào đều có hành lang an toàn và cầu thang thoát hiểm thông rua khỏi tòa nhà.

Khi gặp sự cố, đi từ phòng bất kỳ vào phòng bên cạnh nó thì đều có lối thoát hiểm để ra ngoài. Các phòng không thuộc tầng 1.

Yêu cầu về kết cấu của thang thoát nạn

Thang thoát nạn phải được thiết kế và thi công với giới hạn chịu lửa trong 60 phút. Song song với đó là khả năng chịu được tải trọng lớn trong khoảng thời gian dài.

Xem thêm:  Một số mẫu hàng rào đẹp nhất khiến bạn ưng ngay từ cái nhìn đầu tiên

Khi thiết kế thang thoát hiểm cần phải sử dụng cửa ngăn cháy tự động đóng với chất liệu không cháy. Bên cạnh đó, cửa cần phải có giới hạn chịu lửa không giới 45 phút. Đảm bảo đủ thời gian thoát nạn an toàn cho con người khi gặp phải sự cố.

Khoảng cách giữa phòng và cầu thang thoát hiểm

Cầu thang hiểm phải đặt tại vị trí cách phòng giữa 2 lối ra ngoài hoặc 2 thang thoát hiểm 50m. Hoặc cách phòng có 1 thang thoát hiểm, 1 lối ra ngoài với nhà bên cạnh là 25m.

Giữa 2 thang thoát hiểm hoặc 2 lối ra ngoài lúc gặp nạn là 40m. Thang thoát hiểm cách phòng có 1 cầu thang hoặc 1 lối ra ngoài với căn hộ, nhà công cộng là 25m.

Thông số cửa, lối thoát nạn, vế thang

Theo đó, tương ứng với 1m có thể chịu được tải trọng tương ứng cho 100 người. Các thông số được quy định

  • Chiều rộng cửa đi được quy định vào 0,8m
  • Chiều rộng lối đi là 1m
  • Chiều rộng hành lang lối thoát hiểm là 1,4m
  • Chiều rộng của vế thang thoát hiểm là 1,5m
  • Chiều cao của cửa và lối đi không được thấp hơn 2m. Đặc biệt tầng hầm không thấp hơn 1,9m và tầng hầm mái không thấp hơn 1,5m.

Quy định về các bậc thang

Thang thoát hiểm trong các nhà cao tầng không được phép nhiều hơn 18 bậc và không ít hơn 3 bậc. Không được sử dụng bậc thang cầu kỳ để làm thang thoát hiểm. Góc nghiêng lớn nhất của tháng là 1:1,75.

Các bậc thang thoát hiểm được sử dụng chất liệu chịu đựng được sức nóng trong thời gian dài. Bên cạnh đó là thiết kế đơn giản, không cầu kỳ và cần tối đa hóa công năng sử dụng của nó.

tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm

Kết luận

Đến đây, những thông tin về tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm đã được chúng tôi cung cấp cụ thể đến các bạn. Mong rằng những thông tin trên đây có thể giúp các bạn có thêm những hiểu biết về thang thoát hiểm để ứng dụng trong thiết kế và sử dụng.