Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu được nhiều nhà thầu và các nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Vậy các Tiêu chuẩn Việt Nam đang áp dụng phổ biến trong xây dựng là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.
Mục Lục
Tiêu chuẩn vật liệu xây dựng phổ biến
Trong quá trình xây dựng công trình, bạn cần đáp ứng việc sử dụng vật liệu đúng quy chuẩn. Cụ thể các tiêu chuẩn vật liệu xây dựng cần dựa trên quy định của pháp luật tại QCVN 16:2004/BXD. Những nhóm sản phẩm cần áp dụng quy định này như sau:
Nhóm các sản phẩm liên quan đến xi măng
Các nhóm vật liệu xây dựng chủ yếu nằm trong nhóm này bao gồm: xi măng poóc lăng trắng, xỉ lò cao; xi măng poóc lăng hỗn hợp, xi măng giếng khoan chủng loại G, xi măng Alumin, xi măng xây trát,…Để phân biệt các tiêu chuẩn này, bạn cần dựa trên số hiệu cũng như phương pháp phân tích. Một số phương pháp và yếu tố chủ yếu như: phân tích hóa học; phương pháp thử; phương pháp xác định độ nở sunphat,…
Nhóm sản phẩm kính xây dựng
Các loại kính tấm xây dựng phổ biến hiện nay như: kính nổi; kính dán nhiều lớp; kính phẳng tôi nhiệt; kính cốt lưới thép; kính cán vân hoa, kính phủ phản quang; kính kéo; kính phủ bức xạ thấp,…
Các phương pháp thử được sử dụng để xác định chất lượng tiêu chuẩn của vật liệu như: thử độ bền va đập; xem xét yêu cầu kỹ thuật; xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh.
Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa
Nhìn chung đây là nhóm vật liệu xây dựng có số lượng khá lớn, đa dạng về mặt chủng loại. Bao gồm những loại chủ yếu như: xi măng poóc lăng; hỗn hợp bê tông nặng; xỉ hạt lò cao; phụ gia khoáng cho xi măng; đất sét; phụ gia hóa học cho bê tông; tro bay,…và nhiều loại phụ gia khác.
Để xác định chất lượng thực tế, bạn cần áp dụng những biện pháp sau: phương pháp phân tích hóa học; xác định bọt khí; xác định cường độ nén; xác định thời gian đông kết và độ ổn định; phân tích thành phần hóa học,…Tùy thuộc vào loại vật liệu mà bạn nên áp dụng phương pháp thử thích hợp.
Trong bảng Quy chuẩn Việt Nam có ghi rõ tên vật liệu cùng những biện pháp thử cần sử dụng bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng có thành phần từ các loại sợi gồm vô cơ, hữu cơ tổng hợp và hợp kim nhôm, ống nhựa
Các tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng đối với danh mục vật liệu xây dựng này bao gồm: vật liệu kim loại; tấm sóng amiăng xi măng; lớp phủ không từ trên nền từ; ống polyvinyl; ống, phụ tùng và hệ thống phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo,…
Tương tự như những nhóm vật liệu trên, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp thử truyền thống hoặc xem xét yêu cầu kỹ thuật cơ bản. Bên cạnh đó, đối với một số vật liệu chuyên dụng cần xác định hàm lượng chiết ra trong thành phần của vật liệu đó.
Bên cạnh các nhóm chính được trình bày ở trên còn có một số nhóm khác nằm trong quy chuẩn xây dựng như:
– Nhóm sản phẩm hoàn thiện công trình gồm sơn, chất liệu chống thấm và các vật liệu khác.
– Nhóm sản phẩm được làm từ gạch và đá dùng để ốp lát công trình.
– Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
– Nhóm sản phẩm hỗ trợ tạo vừa và bê tông.
– Nhóm sản phẩm liên quan đến các loại cửa: cửa chính, cửa sổ và cửa chuyên dụng.
– Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
Như vậy, về cơ bản các quy định của pháp luật hiện hành đã liệt kê hầu hết các loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay. Đảm bảo điều chỉnh và bao quát đầy đủ quá trình xây dựng thi công của các công trình, dự án.
Tìm hiểu khái niệm vật liệu xây dựng
Để nắm được vật liệu xây dựng bao gồm những loại nào. Trước tiên bạn cần hiểu bất kỳ một công trình lớn nhỏ nào đều được tạo nên bởi sự kết hợp và pha trộn theo tỉ lệ của các vật liệu xây dựng nhất định.
Do đó có thể hiểu đơn giản, vật liệu xây dựng sẽ bao gồm tất cả các loại vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng tòa nhà hoặc công trình. Một số vật liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như: đất, đá, cát, gỗ. Các vật liệu nhân tạo như: gạch, ống nước, cốt thép,..
Có thể liệt kê một số dạng vật liệu xây dựng cơ bản như sau:
– Cát xây dựng: tồn tại dưới dạng hạt và được khai thác từ tự nhiên. Thành phần cấu tạo bao gồm hạt đá và các khoáng vật có kích thước nhỏ, mịn. Trong xây dựng, cát được chia thành ba loại khác nhau là cát vàng, cát đen, cát vàng mờ.
– Đá xây dựng được dùng để gia cố các công trình, đảm bảo mang đến độ an toàn và bền vững cao. Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm cũng như mục đích xây dựng mà có thể chia đá xây dựng thành một số loại cơ bản như sau: đá xây dựng 1×2; đá xây dựng 2×4, đá xây dựng 4×6; đá mi sàng; đá mi bụi.
– Xi măng xây dựng: là một chất kết dính không thể thiếu, có tác dụng gắn kết những vật liệu khác với nhau cụ thể như: gạch, cát đá, sắt thép,…Dựa theo cách sử dụng có thể phân chia thành 3 loại như sau: xi măng dùng để trộn bê tông; xi măng đa dụng; xi măng xây, tô.
– Một số loại nguyên vật liệu khác như: gạch (gạch nung và gạch không nung), sắt thép (thép cuộn, thép cây), gỗ, thủy tinh, nhựa, sứ,…
Trên đây là tổng hợp những thông tin về tiêu chuẩn vật liệu xây dựng mới nhất đang được áp dụng tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo và lên kế hoạch bảng dự trù kinh phí sử dụng các loại vật liệu cùng phương pháp thử thích hợp nhất. Đảm bảo sự an toàn và vững chắc đi cùng thời gian của các công trình được xây dựng.