Những thông tin xoay quanh báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Facebook
Pinterest

Thị trường bất động sản ngày càng không ngừng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Kéo theo các dự án đầu tư xây dựng cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thực hiện dự án đầu tư, chúng ta cần làm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Vậy báo cáo này là gì?, được dùng để làm gì? và bao gồm nội dung ra sao? Để giải đáp thắc mắc mời các bạn cùng tìm hểu thông qua bài viết dưới đây. 

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì?

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu được dùng để trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết của dự án, mức độ khả thi và hiệu quả đem lại về một dự án  đầu tư xây dựng nào đó. Từ bản báo cáo đó làm cơ sở để lựa chọn, xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra quyết định đầu tư xây dựng.

báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Tầm quan trọng của báo cáo

Việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng có vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho chủ đầu tư nắm trước được nguồn lực cần phân bố, thời gian cũng như vốn đầu tư. Ngoài ra, dựa trên báo cáo có thể nhìn thấy những vấn đề chưa thỏa đáng cũng như có thêm những ý tưởng mới làm dự án tốt hơn. Như vậy dự án khi tiến hành thi công sẽ thuận lợi, mang lại hiệu quả cao hơn. 

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng bao gồm những nội dung nào?

Dựa trên những điều luật đã được quy định trong báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thì nội dung bản báo cáo sẽ bao gồm nội dung sau:

  • Địa điểm xây dựng, quy mô dự án, diện tích sử dụng đất và hình thức đầu tư xây dựng.
  • Bản vẽ sơ bộ về thiết kế tổng mặt bằng dự án.
  • Bản vẽ sơ bộ về giải pháp thiết kế nền móng
  • Sơ bộ về sử dụng công nghệ và thiết bị công nghệ ( Nếu có )
Xem thêm:  Bằng kỹ sư xây dựng và cẩm nang những điều cần biết

Còn theo điều 53 của Luật xây dựng năm 2014, bản báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng thì cần phải có các nội dung sau:

  • Sự cần thiết và những điều kiện cần để thực hiện việc đầu tư xây dựng.
  • Mục tiêu, địa điểm, quy mô và hình thức đầu tư xây dựng
  • Nhu cầu trong việc sử dụng đất và tài nguyên môi trường
  • Phương án bản thiết kế sơ bộ về tổng thể xây dựng, công nghệ kỹ thuật cũng như các trang thiết bị phù hợp.
  • Thời gian dự kiến thực hiện
  • Tổng mức đầu tư sơ bộ, hình thức huy động vốn, khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay ( nếu có )
  • Hiệu quả kinh tế xã hội từ dự án mang lại và đánh giá tác động lên dự án

báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Ngoài phần thiết kế cơ sở thì mẫu báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng còn có các nội dung khác cụ thể như:

  • Chủ trương và mục tiêu của việc đầu tư dự án xây dựng, địa điểm, quy mộ, diện tích đất thi công và hình thức đầu tư.
  • Khả năng đảm bảo các yếu tố để thực hiện dự án như: tài nguyên, công nghệ kỹ thuật, thiết bị, lao động, và hạ tầng kỹ thuật,… phương pháp giải phóng mặt bằng, giải pháp tổ chức quản lý, vận hành và bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá tác động của dự án liên quan đến các vấn đề như: Thu hồi đất, tái định cư, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, vấn đề cháy nổ,…
  • Phân tích tổng mức đầu tư và huy động vốn, chi phí phát sinh, những rủi ro có thể gặp phải, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;
  • Chính sách ưu đãi, hỗ trợ khi thực hiện dự án và các vấn đề khác…
Xem thêm:  Cùng tìm hiểu những mặt bằng đơn nguyên chung cư hot nhất hiện nay

Các dự án cần nào cần báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Tất cả các dự án thuộc nhóm A đều phải làm bản báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

– Những dự án không phân biệt tổng mức đầu tư xây dựng thuộc vào các trường hợp như dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt, dự án quốc phòng, an ninh có tính bảo mật, dự án sản xuất chất nổ, chất độc hại,…

– Dự án có tổng mức đầu tư trên 2.300 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực : Bất động sản, giao thông, bưu chính viễn thông công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế tạo máy, luyện kim, hóa chất, phân bón, xi măng, chế tạo máy, khai thác, chế biến.

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực : Công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất thông tin, điện tử, hóa dược, kỹ thuật điện, thủy lợi, cấp thoát nước và giao thông (trừ các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ ).

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc các lĩnh vực : Công nghiệp, nông nghiệp. 

– Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực : Văn hóa, y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, du lịch, thể thao,…

báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng mất thời gian bao lâu?

–  Đối với dự án quốc gia thì thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công không quá 90 ngày;

– Đối với dự án nhóm A, thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu không quá 40 ngày. 

– Đối với dự án nhóm B, thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu không quá 30 ngày

– Đối với dự án nhóm C, thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu không quá 20 ngày

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vấn đề báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình.